Mức độ 2  Cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

Ký hiệu thủ tục: 1.008835
Lượt xem: 200
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
  • Trực tuyến
  • Dịch vụ bưu chính
Thời hạn giải quyết
    Trực tiếp
  • 05 Ngày

    Thời hạn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ra thông báo chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ
    Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

    30 Ngày

    Thời hạn tiến hành thẩm định: 30 ngày đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại hoặc 90 ngày đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại.

    15 Ngày

    Thời hạn trình, ban hành quyết định cấp phép: 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

  • Trực tuyến
  • 05 Ngày

    Thời hạn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ra thông báo chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ
    Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

    30 Ngày

    Thời hạn tiến hành thẩm định: 30 ngày đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại hoặc 90 ngày đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại.

    15 Ngày

    Thời hạn trình, ban hành quyết định cấp phép: 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

  • Dịch vụ bưu chính
  • 05 Ngày

    Thời hạn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ra thông báo chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ
    Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

    30 Ngày

    Thời hạn tiến hành thẩm định: 30 ngày đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại hoặc 90 ngày đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại.

    15 Ngày

    Thời hạn trình, ban hành quyết định cấp phép: 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện
  • Quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc văn bản từ chối, đồng thời nêu rõ lý do.
Lệ phí Không
Phí Không
Căn cứ pháp lý
  • Luật đa dạng sinh học Số: 20/2008/QH12

  • Nghị định 59/2017/NĐ-CP Số: 59/2017/NĐ-CP

  • Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Tối đa 12 tháng kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen cho tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản đối với nguồn gen giống thủy sản; Tổng cục Lâm nghiệp đối với nguồn gen giống cây lâm nghiệp, giống vật nuôi lâm nghiệp; Cục Trồng trọt đối với nguồn gen giống cây trồng nông nghiệp; Cục Chăn nuôi đối với nguồn gen giống vật nuôi) khi có một trong các nhu cầu sau đây:
    - Cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen;
    - Chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục
    đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
    - Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen.

  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ.
    Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
    Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng gồm Lãnh đạo cơ quan thường trực thẩm định và lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, đại diện Bộ Tài nguyên Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.

  • Nội dung thẩm định bao gồm:
    - Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học;
    - Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị;
    - Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật;
    - Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội;
    - Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân

  • Bước 4: Quyết định việc cấp phép

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký, đồng thời nêu rõ lý do đến tổ chức, cá nhân.

Tên giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
+ Bằng cấp chuyên môn về một trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp; Bản chính: 0Bản sao: 1
+ Văn bản bảo lãnh của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp chứng minh cá nhân nộp hồ sơ là thành viên của tổ chức này (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017). Mẫu số 01.docx Bản chính: 1Bản sao: 0
- Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp; Bản chính: 0Bản sao: 1
- Hợp đồng ký giữa các bên liên quan đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017); Mẫu số 03.docx Bản chính: 1Bản sao: 0
- Văn bản chấp thuận của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tiếp cận nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện. Bản chính: 1Bản sao: 0
- Đối với trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đề nghị phải bổ sung các văn bản sau: Bản chính: 0Bản sao: 1

File mẫu:

- Đối với tổ chức: Có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập.
- Các cá nhân đăng ký tiếp cận nguồn gen phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có bằng cấp chuyên môn (từ đại học trở lên) về một trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp;
+ Là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp và được tổ chức này bảo lãnh bằng văn bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017.
- Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
+ Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.