Mức độ 2  Cấp bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ký hiệu thủ tục: 1.003004
Lượt xem: 128
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản sản và thủy sản

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua bưu điện

Số lượng hồ sơ 01 bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết


05 ngày (hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu)



10 ngày (hồ sơ đáp ứng yêu cầu)


Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện
Lệ phí


Không


Phí


Không


Căn cứ pháp lý


Nghị định 107/2016/NĐ-CP và NGhị định 154/2018/NĐ-CP


Bước 1

1.1. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:

- Đối với trường hợp tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Nếu hồ sơ không đầy đủ: Ghi phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

+ Nếu từ chối nhận hồ sơ: Phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ TTHC.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ: Thực hiện các bước 1.2, 1.3, 1.4, 1.5.

- Đối với trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện (bao gồm Bưu chính công ích và gửi thông thường): Thực hiện các bước 1.2, 1.3, 1.4, 1.5.

1.2. Lập giấy tiếp nhận hồ sơ, cấp mã số Hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả

1.3. Quét (Scan) đơn của bộ Hồ sơ TTHC, đưa lên văn phòng điện tử; cấp mã số cho Hồ sơ TTHC; Trình Lãnh đạo Cục (Cục trưởng hoặc LĐC được phân công xử lý)

1.4. Xem xét, chuyển Bộ phận Một cửa và chỉ đạo Phòng chuyên môn xử lý

1.5. Sau khi Lãnh đạo Cục xem xét và cho ý kiến, Bộ phận Một cửa đóng dấu Hồ sơ TTHC vào hồ sơ giấy, cập nhật mã số Hồ sơ vào phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, ký bàn giao, đính kèm theo hồ sơ, chuyển giao cho phòng chuyên môn theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.

Bước 2

- Tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa, ký nhận bàn giao.

- Phân công chuyên viên thẩm định hồ sơ.

Bước 3

Thẩm định hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi GCN đăng ký hoạt động chứng nhận được quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 107/2016/NĐ-CP và Khoản 8, Khoản 13 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP.

Chuyên viên thẩm định hồ sơ và lập Phiếu thẩm định hồ sơ.

3.1. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: chuyên viên dự thảo công văn hướng dẫn tổ chức/cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, trong đó nêu rõ thông tin yêu cầu và thời hạn cần bổ sung hồ sơ, trình Lãnh đạo Phòng.

3.2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: chuyên viên xem xét điều kiện cấp bổ sung, sửa đổi GCN đăng ký hoạt động chứng nhân:

+ Trường hợp không đáp ứng điều kiện: chuyên viên dự thảo công văn gửi tổ chức/cá nhân, nêu rõ lý do không đáp ứng điều kiện cấp bổ sung, sửa đổi GCN đăng ký hoạt động chứng nhận, trình Lãnh đạo Phòng.

+ Trường hợp đáp ứng điều kiện: chuyên viên dự thảo GCN đăng ký hoạt động chứng nhận theo Mẫu số 10 Phụ lục II Nghị định 154/2018/NĐ-CP, trình Lãnh đạo Phòng. Thời hạn hiệu lực của GCN ghi theo thời hạn hiệu lực của GCN đăng ký hoạt động chứng nhận đã được cấp.

Bước 4

Xem xét, phê duyệt Phiếu thẩm định hồ sơ và Dự thảo kết quả TTHC (GCN/công văn), trình Lãnh đạo Cục

Bước 5

Xem xét, phê duyệt Phiếu thẩm định hồ sơ và Dự thảo kết quả TTHC (GCN/công văn)

Bước 6

Phát hành GCN/công văn

Bước 7

Trả kết quả TTHC (GCN/công văn)

Bước 8

Lưu hồ sơ, theo dõi

 

Theo khoàn 3 Điều 18 Nghị định 107/2016/NĐ_CP

a) Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động chứng nhận theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Danh sách bổ sung, sửa đổi chuyên gia đánh giá theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá của chuyên gia đánh giá;

c) Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này, cụ thể như sau:

Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận hoạt động chứng nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.

Trường hợp tổ chức chứng nhận chưa được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp các tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu khác liên quan đ chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này.

File mẫu:

1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:

a) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Din đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa;

b) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021-1:2015 và các hướng dẫn liên quan của Din đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.

3. Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên môn phù hợp đối với chương trình chứng nhận;

b) Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;

c) Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu quy định của chương trình chứng nhận tương ứng;

d) Có kinh nghiệm đánh giá 04 cuộc trở lên, với ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng.

Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận, phải có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực chứng nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này.