Mức độ 2  Chứng nhận lại chủng loại gạo thơm xuất khẩu được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch

Ký hiệu thủ tục: 2.002339
Lượt xem: 203
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT
Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Trồng trọt
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
  • Trực tuyến
  • Dịch vụ bưu chính
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết
    Trực tiếp
  • 03 Ngày làm việc

  • Trực tuyến
  • 03 Ngày làm việc

  • Dịch vụ bưu chính
  • 03 Ngày làm việc

Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện
  • Chứng nhận lại chủng loại gạo thơm xuất khẩu được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch
Lệ phí


Không


Phí


g


Căn cứ pháp lý
  • Nghị định 103/2020/NĐ-CP Số: 103/2020/NĐ-CP

  • Nghị định số 11/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len. Số: 11/2022/NĐ-CP

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ chứng nhận lại chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) và Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len (sau đây viết tắt là UK) đến Cục Trồng trọt trong trường hợp Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận.

  • Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

  • Bước 3: Thẩm định và trả kết quả Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận vào mục 10 mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định số 11/2022/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; trường hợp không chứng nhận lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Bước 4: Công bố trên Cổng thông tin điện tử Cục Trồng trọt công bố trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách tổ chức khảo nghiệm; tên tổ chức, cá nhân được chứng nhận chủng loại gạo thơm, Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp hoặc hủy bỏ; Danh mục chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định EVFTA; Danh mục gạo thơm xuất khẩu sang UK được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định UKVFTA.

Tên giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
- Đơn đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm theo Mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 11/2022/NĐ-CP; PL V mẫu đơn đề nghị.doc Bản chính: 1Bản sao: 0
- Mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo Mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định số 11/2022/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; PL VII, VIIa mẫu giấy chứng nhận cấp lại.doc Bản chính: 1Bản sao:
- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận; Bản chính: 0Bản sao: 1
- Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp đối với trường hợp bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan. Bản chính: 1Bản sao: 0

File mẫu:

Không