Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện | Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | |
Lĩnh vực | Trồng trọt |
Cách thức thực hiện |
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Phí | Không quy định |
Lệ phí | Không |
Căn cứ pháp lý |
|
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân; - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân; - Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ và trả kết quả cho người đăng ký, đồng thời đăng tải thông báo trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT và cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
- Chứng từ nộp phí, phí, lệ phí (nếu có). | Bản chính: 1 Bản sao: 0 | |
- Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); | Phụ lục I.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, tài liệu chứng minh người đăng ký là đại diện hợp pháp của chủ sở hữu giống đăng ký); | Phụ lục VIII.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; | Bản chính: 1 Bản sao: 0 | |
- Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS). Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng mẫu tờ khai kỹ thuật trong các tài liệu trên; trường hợp giống đăng ký không thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng mẫu tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT; | Phụ lục V.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
- Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT; | Phụ lục IV.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
- Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký; | Bản chính: 1 Bản sao: 0 | |
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành; Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. | Bản chính: 0 Bản sao: 0 | |
Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận, tổ chức, cá nhân đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS phải nộp bổ sung các tài liệu: Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây trồng; Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT. | Phụ lục VIII.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận, tổ chức, cá nhân đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS phải nộp bổ sung các tài liệu: Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây trồng; Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT. | Phụ lục IX.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
File mẫu:
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thực hiện theo khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ: - Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng; - Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm 1 khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng”.